5 ngôi chùa nổi tiếng nên đi mùa Vu Lan tại Hà Nội

5 ngôi chùa mùa vu lan

Mùa Vu Lan là dịp để nhiều người đi Chùa mong cầu bình an cho gia đình, cầu siêu và để tỏ lòng thành.

Nhiều bạn băn khoăn không biết nên ghé thăm ngôi chùa nào vào mùa Vu Lan, vì vậy Đi Chung xin giới thiệu tới các bạn 5 ngôi chùa nổi tiếng được nhiều người ghé thăm tại Hà Nội.

Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: Nằm ở số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Sơ lược về lịch sử: Chùa được xây dựng vào thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông. Chùa ban đầu nằm trong một công quán có tên Quán Sứ nhằm tiếp đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam khi đến kinh thành Thăng Long xưa. Để tiện cho các sứ thần vốn là Phật tử cho việc cúng tế và diện kiến Vua, triều đình đã cho lập ngôi chùa và lấy luôn tên của công quán đặt cho ngôi chùa. Tuy công quán không còn nữa nhưng chùa Quán Sứ vẫn duy trì và tồn tại theo lịch sử kinh đô cho đến tận ngày nay.

Nét độc đáo: 

– Là trụ sở của hội Phật Giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là nơi diễn ra nhiều sự kiện Phật giáo lớn tại Việt Nam như: Cung rước xá lợi Phật, Đêm hội hoa đăng, Đại lễ Phật Đản đã thu hút được sự có mặt của rất nhiều Tăng Ni tại Hà Nội, những tín đồ Phật tử và cả người dân đến nơi đây.

– Không chỉ nổi tiếng vì các hoạt động Phật Giáo thu hút, điểm nổi bật của chùa Quán Sứ còn nằm ở thiết kế kiến trúc và khung cảnh vô cùng độc đáo.

Kiến trúc của chùa mang đậm phong cách đồng bằng trung du Bắc bộ. Từ cổng mái vòm lợp ngói vẩy cá đỏ đi vào trong khoảng sân nhỏ lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng, khung cửa gỗ. Tất cả làm nên nét cổ kính và thanh tịnh của ngôi chùa.

Điều đặc biệt nhất chính là những câu đối hay tên ngôi chùa đều viết bằng chữ quốc ngữ.  Chùa còn có hội trường cũng như giảng đường và thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo và là nơi tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử.  Đây chính là địa điểm tham quan, ngắm cảnh không thể bỏ qua sau khi các phật tử đã hành hương tại các điện chính.

Sau khi hành hương khấn phật, các bạn có thể thưởng thức các món chạy thanh tịnh tại các quán ăn bên ngoài chùa. Vì tọa lạc tại trung tâm của Thành phố, các bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển tham quan những địa danh khác của Hà Nội như Hồ Gươm, phố cổ, nhà thờ hay chợ Đồng Xuân…..

Hoạt động mùa Vu Lan: 

Các sự kiện do chùa tổ chức trong tháng Bảy Âm lịch được chia ra làm hai đợt.

– Từ mùng 4 đến 13/8 (4-13/7 Âm lịch) là các buổi tụng kinh, cúng thí thực cô hồn, tuyên sớ cầu siêu…

– Đợt thứ hai vào 7h30 các ngày 18, 28, 29/8 (18, 28, 29/7 Âm lịch) sẽ là các nghi lễ như cầu siêu, phả độ gia tiên…


Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: Nằm ở Đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội

Sơ lược lịch sử: Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ban đầu chùa có tên là Khai Quốc. Qua rất nhiều lần đổi tên, từ đời vua Lê Hy Tông, người dân vẫn quen gọi chùa là Trấn Quốc và được lưu giữ đến tận ngày nay. Ngôi chùa đã từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý – Trần, vua và các quan thường chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm như lễ, Tết

Nét độc đáo: 

Quang cảnh và kiến trúc

– Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình.

– Đuợc trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, chính vì thế chùa là điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả rất nhiều du khách thập phương cả trong nước và ngoài nước.

Tổng thể ngôi chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện, nối thành chữ Công. Có kiến trúc như một bông sen đang nở rộ, làm người ta liên tưởng đến đài sen của Phật tổ. Trước mặt tiền chính là khoảng sân lớn được lát gạch đỏ, có lư hương lớn ở giữa để du khách và Phật tử đến dâng hương. Ngoài kiến trúc ban đầu thì năm 2003, chùa đã tổ chức khánh thành thêm Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, mỗi tầng có 6 bức tượng đức Phật A Di Đà trắng bằng đá quý trang nhã, phía trên đỉnh còn có một tháp sen cũng được tạc bằng đá.

Hoạt động mùa Vu Lan: 

– Lễ cầu siêu phả độ cho các gia đình do chùa tổ chức đã kết thúc vào ngày 8/8 (tức 8/7 Âm lịch).

– Rằm tháng Bảy, tại chùa diễn ra các buổi tụng kinh, giảng pháp sau 14h.

– Ngày 12/8, các phật tử cùng nhau tụng kinh Mục Liên Sám Pháp với nội dung như sự sám hối, công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ và tôn vinh Phật pháp.


Chùa Phúc Khánh 

Địa chỉ: số 382 phố Tây Sơn, Đống Đa

Sơ lược lịch sử:  Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Chùa được trùng tu nhiều lần các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng vào năm 1940.

Dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay vào năm 1950. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm và có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án…

Nét độc đáo: 

– Chùa nổi tiếng với thiết kế kiến trúc thờ Phật truyền thống từ Tam quan 3 vòm tới Phật điện gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng). Các vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp… Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà Tổ cũng có kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít ốc.

Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Trong nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch.

Di vật trong chùa còn khá phong phú với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698). Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 (1796); cửa võng 14 bộ và một số đồ thờ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án… Lịch sử lâu đời của ngôi chùa với nhiều công trình kiến trúc cổ kính cũng chỉ là một phần trong các yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa.

Hoạt động mùa Vu Lan: 

– Các hoạt động tâm linh tại chùa năm nay diễn ra từ mùng 2 đến 14/8 (2-14/7 Âm lịch), với các buổi lễ và tụng kinh. Sự kiện quan trọng nhất trong dịp Rằm tháng Bảy tại chùa là đại lễ Cầu siêu – Phả độ gia tiên, diễn ra vào 19h30 ngày 13, 14/8 (tức 13, 14/7 Âm lịch).


Chùa Bằng A 

Địa điểm:  số 63, phố Bằng Liệt, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Sơ lược lịch sử: Chùa Bằng còn có tên là chùa Linh Tiên. Chùa ra đời khi nào chưa tra khảo được. Theo Tu Tạo Linh Tiên Tự Bi thì vào năm Hoằng Định 18 (1617), trụ trì chùa là Nguyễn Văn Tông, tự Huệ Nguyên đứng ra vận động hai làng Linh Đường và Bằng Liệt trùng tu chùa và cầu Bến Đại, vì thế có thể chùa đã xây dựng trước năm 1617.

Nét độc đáo: 

– Điểm độc đáo nhất của  chùa chính là bảo tháp Báo Ân to lớn, với chiều cao hơn 50m. Ngoài ra chùa còn có hơn 100 pho tượng Phật ấn tượng, trong đó có 18 pho tượng mô phỏng hoàn hảo 18 vị La Hán ở khuôn viên Tây Phương

– Chùa Bằng A không chỉ là ngôi chùa thờ Phật, mà tại chùa còn thường xuyên tổ chức các khóa tu cho mọi người, và đặc biệt là khóa tu dành cho trẻ nhỏ trong dịp Lễ Vu Lan, giúp các bé có thể hiểu và biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha, mẹ

Hoạt động mùa Vu Lan: 

– 09/08/2019: Đại lễ Vu Lan báo hiếu – bông hồng cái áo 


Phủ Tây Hồ

Địa điểm: đường xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Sơ lược lịch sử: 

Nét độc đáo: 

– Tại phủ nổi bật nhất phải kể tới đền thờ bà chúa Liễu Hạnh – Một bà mẹ của tài sắc vẹn toàn, đức độ của người dân Việt Nam. Và bà chúa Liễu Hạnh còn được nằm trong 4 bộ tứ bất tử của dân tộc: Thánh Gióng – Sơn Tinh – Chử Đồng Tử – Liễu Hạnh.

– Phủ thờ là ba pho tượng nữ thần đặt song hành. Ba vị này hợp thành Tam Phủ. Và theo quan niệm của Tam Phủ: người cai quản thiên phủ có thiên phúc ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quan thủy phủ có thủy quan cởi bỏ chướng ngại khó khăn cho con người

– Nằm ngay vị trí trung tâm thành phố nhưng khi đến với Phủ Tây Hồ, bạn sẽ được lạc trong bầu không khí hoàn toàn khác. Nơi đây tuy nấp nập người hành hương, nhưng không khí luôn yên bình, tĩnh lặng. Cùng bố mẹ ghé thăm Phủ, bày tỏ lòng thành kính, thực hiện những nghi thức tâm linh cũng là một chốn để thư giãn tinh thần, thăm quan một thắng cảnh đẹp

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về các ngôi chùa nên đi vào lễ Vu Lan tại Hà Nội


Dichungtaxi là đơn vị cung cấp dịch vụ taxi Nội Bài với 2 hình thức ĐI RIÊNG và ĐI GHÉP, với giá xe có thể tiết kiệm đến 40% chi phí so với taxi thông thường, với những quyền lợi vượt trội:

✔️ Chờ đợi miễn phí: không tính phí cho 60 phút chờ đầu tiên.

✔️ Đưa đón toàn quốc: đặt xe tại 20 sân bay, 40 tỉnh thành của Việt Nam.

✔️ Giá trọn gói: Giá niêm yết công khai trên website.

✔️ Phục vụ 24/7: đặt xe sân bay trực tuyến và hỗ trợ tổng đài.

✔️ Miễn phí huỷ xe: 1 giờ trước khi khởi hành.

Hiện tại Dichung có chương trình ưu đãi giảm giá cho tuyến Taxi đi Hà Nội Nội Bài với cả xe 4 chỗ và 7 chỗ:

1 người 2 người 3 người
Hà Nội – Nội Bài 110.000đ 130.000đ 150.000đ
Nội Bài – Hà Nội 180.000đ 200.000đ 220.000đ

Nhập điểm đón, tra cứu giá và đặt xe ngay tại:

Đặt trước 7 ngày giảm ngay 30.000 VND


Bài viết liên quan: 

Taxi sân bay toàn quốc

Taxi Nội Bài

Taxi Tân Sơn Nhất

Taxi Phú Quốc

Taxi Đà Nẵng

Taxi Phú Bài

Scroll to Top